I. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Quy định báo cáo quan trắc môi trường lao động
Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, các đơn vị thực hiện quan trắc lao động gửi báo cáo tình hình thực hiện quan trắc môi trường về Sở Y tế địa phương nơi trụ sở chính và nơi có người lao động làm việc của đơn vị.
Quan trắc môi trường LĐ là hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động. Việc quan trắc định kỳ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hường tới sức khỏe người lao động, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất của công ty và đó cũng là giúp cơ quan quản lý có số liệu thực tế về việc đảm bảo môi trường làm việc cho công việc mà công ty nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động và các hồ sơ pháp lý khác.
Quan trắc môi trường lao động là gì?
QTMTLĐ là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yểu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc cùa người lao động, đối chiếu so với mức yêu cầu từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
Một tổ chức ổn định hoạt động khi môi trường làm việc an toàn, người lao động yên tâm công tác và công hiến, tạo ra năng suất cao.
Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động
Các chỉ tiêu vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và bức xạ nhiệt
Các chỉ tiêu vật lý có: chỉ tiêu ánh sáng, chỉ tiêu độ rung, chỉ tiêu tiếng ồn, các chỉ tiêu phóng xạ,…
Các chỉ tiêu về yếu tố vi sinh vật, các yểu tố nguy cơ gây dị ứng, mẫn cảm…
Đánh giá gánh nặng lao động thể lực, đánh giá căng thẳng thể lực, căng thẳng tâm sinh lý và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my.
Các thành phần Bụi hạt; thành phần bụi kim loại, thành phần bụi than, bụi vải thành phần bụi bông…
Các chí tiêu hóa học: NOx, SOx, co, CO2, benzen và đồng đẳng – toluen, xylen
Xây dựng kế hoạch QTMTLĐ
Việc chăm sóc, quản lý thường kỳ sức khỏe cho người lao động phải được thực hiện thường kỳ
Các khu vực, địa điểm công việc có phát sinh hoạt động làm việc của người lao động sẽ được cân đối để cho vào kế hoạch xác định các điểm đo trong Quan trắc MTLĐ
Các yếu tố vi khí hậu, các yếu tố vật lý, các yếu tố vi sinh vật, các hơi khí độc, hóa học…các yếu tố cơ bản mà tại hoạt động lao động nào cũng có khả năng ảnh hưởng tới người lao động về lâu dài.
Văn bản pháp luật quy định QTMT lao động
Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định về hoạt động kiểm định an toàn, đào tạo an toàn và QTMTLĐ
Thông tư 19/2016/TT-BYT Quy định về quản lý lao động và sức khỏe người lao động
II. HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MTLĐ
Các vấn đề về hoạt động QTMTLĐ
Hoạt động QTMTLĐ được quy định tại Chương IV – “Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định về hoạt động kiểm định an toàn, đào tạo an toàn và quan trắc môi trường lao động.”
* Theo đó, tổ chức quan trắc MTLĐ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ QTMTLĐ
2. Có đủ nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
a. Người trực tiếp phụ trách quan trắc môi trường lao động phải có các điều kiện:
- Trình độ từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh
- Có tối thiếu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng.
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
b. Có ít nhất 05 người làm việc theo hợp đồng cỏ thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn đáp ứng các điều kiện sau:
- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh; trong đó có ít nhất 60% số người có trinh độ từ đại học trở lên
- Có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường lao động.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:
a. Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yểu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt.
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của 70% yếu tố sau đây:
- + Bụi hạt; phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
- + Các yếu tố hóa học tối thiểu NOx, SOx, co, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng – toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thẩn kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động.
b. Có kế hoạch và quy trình bảo quản, hiệu chuẩn thiết bị
c. Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích điều kiện lao động;
d. Có trụ sở làm việc, đủ diện tích phù hợp
e. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện quan trắc môi trường lao động…..
III. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động
Thực hiện quan trắc đầy đủ yểu tổ có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô- nô-my đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Quan trắc MTLĐ thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
Đối với quan trắc MTLĐ bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc MTLĐ lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
Như vậy, 2 yếu tố quan trọng để xin công bố đủ điều kiện quan trắc MTLĐ là:
- Nhân sự
- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để phân tích, đo đạc, lấy mẫu, bảo quản mẫu…..
Tham khảo thêm: Mẫu báo cáo tổ chức đủ điều kiện quan trắc MTLĐ, các chỉ tiêu quan trắc MTLĐ được liệt kê theo phụ lục 11 – TT 19-2016/BYT
Các yếu tố có hại trong môi trường lao động bao gồm:
1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi (Xem thêm thông tin kỹ thuật tại đây)
- Nhiệt độ:
- Độ ẩm:
- Tốc độ gió:
- Bức xạ nhiệt:
2. Yếu tố vật lý (Xem thêm thông tin kỹ thuật tại đây)
- Ánh sáng:
- Tiếng ồn theo dải tần:
- Rung chuyển theo dải tần:
- Vận tốc rung đứng hoặc ngang:
- Phóng xạ
- Điện từ trường tần số công nghiệp:
- Điện từ trường tần số cao
- Bức xạ tử ngoại:
- Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)
3. Yếu tố bụi các loại (Xem thêm thông tin kỹ thuật tại đây)
- Bụi toàn phần:
- Bụi hô hấp:
- Bụi thông thường
- Bụi silic: phân tích hàm lượng silic tự do
- Bụi amiang (asbestos)
- Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,… )
- Bụi than
- Bụi talc
- Bụi bông
- Các loại bụi khác
4. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tổ có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) (Xem thêm thông tin kỹ thuật tại đây)
- Thủy ngân
- Asen
- Oxit cac bon
- Benzen và các họp chat (Toluene, Xylene)
- Trinitro toluen (TNT)
- Nicotin
- Hóa chất trừ sâu
- Các hóa chất khác
5. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my (Xem thêm tại đây)
- Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý
- Đánh giá ec-gô-nô-my
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
- yếu tố vi sinh vật
- Yeu tố gây dị ứng, mẫn cảm:
- Dung môi